Powered By Blogger

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

Sự Tích Hoa Cẩm Chướng

http://khoahoc.com.vn/photos/Image/Thu%20vien%20anh/072007/Carnation/Hoa_Cam_Chuong30.jpg

Cẩm chướng, đóa hoa hồng như những viên bông gòn, không hương, nhưng lại rất đẹp. Cái đẹp thầm lặng. Cẩm chướng rất quan trọng trong cuộc sống của người Hy lạp và Ý. Vào thời phồn thịnh của Ý(Romans era) cẩm chướng trở thành biểu tượng của sự hùng mạnh của dân tộc nàỵ Cẩm chướng cũng được gọi là hoa của Jove, vì Jove là một trong những thần được quý chuộng nhất.

Sự tích cẩm chướng thật khó biết, nhưng một trong những điển tích của nó xuất phát từ thánh kinh. Sách vở kể lại trong thánh kinh, khi Đức Mẹ Đồng Trinh Mary nhìn thấy chúa Jesus bị đóng đinh, bà bật khóc. Từng giọt nước mắt của bà rơi xuống chân Chúa, thấm vào lòng đất và từ đó mọc lên những cành cẩm chướng đủ màu lộng lẫỵ.....

Cẩm chướng còn được dùng trong việc tiên đóan tương lai của người con gái vị thành niên ở Đại Hàn. Khi người con gái ở vào tuổi vị thành niên, ba đóa hoa cẩm chướng được cài lên búi tóc của cô gái theo thứ tự. Nếu đóa hoa nào tàn trước, chẳng hạn như đóa dưới cùng, cô bé sẽ phải chịu khổ cực cả cuộc đờị Còn nếu đóa trên cùng, thì những ngày cuối cuộc đời, cô bé phải chịu nhiều đau khổ. Khoảng đầu đời của cô bé sẽ rất khốn khó, nếu như đóa chính giữa tàn nhanh hơn hai đóa hoa kiạ....

Trong chuyện cổ tích của nước chúng tạ..Sự tích hoa cẩm chướng ít được người nhắc đến, có lẽ vì cẩm chướng không phải là hoa địa phương vì nó không xuất phát từ Việt Nam? Dù gì chăng nữa, hoa cẩm chướng cũng đã để lại một huyền thoại trong lòng những đứa trẻ thơ, trong những đêm trăng sáng quân quần nghe mẹ kể chuyện.....

Cẩm chướng cũng xuất phát từ một chuyện tình. Câu chuyện tình của một cô công chúa tóc dài sống lẻ loi trong cung điện trên vùng thượng nguồn. Trời cao nguyên lành lạnh đủ làm tăng màu đen óng ả của mái tóc, làm căng làn da mặt trắng hồng mịn màng như bông, làm màu đỏ của đôi môi người con gái như mọng hơn lên trong màn sương xám, và nhất là làm đôi mắt ướt cuả nàng như sáng long lanh trong những giọt sương. Cẩm Chướng đẹp nổi tiếng khắp nơi, nhưng đồng thời nàng bao giờ cũng mang một vẻ buồn. Sở dĩ nàng phải chịu cảnh sống lẻ loi giữa vùng hẻo lánh này chỉ vì lời tiên đoán của một lão ông với vua cha, khi nàng vừa chào đời, rằng nàng sẽ phải chịu nhiều bất hạnh. Vua cha vì sợ, và thương con, nên đành đem nàng đi cất giấu nơi đèo heo khuất gió để tránh khỏi hung tà. Thế nhưng tiếng đồn xa gần về sắc đẹp của Cẩm Chướng cũng lan nhanh, nhất là những buổi chiều khi giọng hát của nàng lan rộng khắp núi đồi, hoà vào hợp âm của những chú chim non hót véo von xung quanh, và những cơn gió reo bên ngoài. Bao nhiêu người đánh tiếng hỏi vợ, nhưng vua cha một mực từ chối, thâm tâm vẫn để ý kiếm tìm một phò mã xứng danh.
Một ngày kia, Cẩm Chướng lâm bạo bệnh. Thầy thuốc hết sức chữa nhưng đành cúi đầu chịu thua. Bỗng đâu vị lão phu ngày nọ đòi diện kiến nhà vua, và phán rằng bệnh của nàng chỉ có thể chữa được bằng cánh lá của một loài hoa trắng, mọc cheo leo trên đỉnh núi, giữa hai vực thẳm và một ngọn thác. Vua phải tìm cho bằng được cánh hoa đó để cứu con, nên truyền lệnh hễ ai kiếm được đóa hoa đó, sẽ lấy được nàng, và sẽ được truyền ngôi cho. Bao nhiêu chàng trai đua nhau vào rừng tìm kiếm, nhưng đều thất vọng, trong khi đó sức khoẻ của Cẩm Chướng tắt dần.
Trong lúc mọi người thất vọng, một hôm, người tiều phu trẻ, dáng nghèo nàn, xuống ngựa đem dâng vua cha bông hoa màu trắng. Từng cánh hoa phục hồi sức khỏe của nàng. Đôi mắt từ từ mở ra, lần đầu tiên để người ân nhân nhìn thấy bóng hình của hai đóa hoa thấp thoáng trong ánh mắt đó.
Lễ cưới được cử hành chưa được bao lâu, thì tai biến xảy đến cho đất nưóc. Tuân lệnh vua cha, chàng phò mã trẻ cầm quân, tạm chia tay với vợ, ra xa trường dẹp giặc ngoại xâm. Họ hẹn nhau ngày đoàn tụ, và chiều chiều nhờ gió hát gửi theo hướng đến người kia, như một lời trò chuyện. Những lá thư viết trên những cánh chim làm tin, đều đặn bay đi về.
Một hôm nàng bặt tin chồng, tiếng hát của nàng dường như loãng vào oảng không, chỉ còn tiếng vọng lại từ gió núi. Cẩm Chướng chờ mãi tin chồng, nhưng những cánh chim bay đi, rồi lại trở về không. Đoán điềm chẳng lành đã xảy ra, chiều chiều nàng ra nơi thác núi, tiếp tục chờ tin. Cho đến một buổi chiều, chim bay về đem tin chẳng lành. Bật khóc, và tuyệt vọng, Cẩm Chướng tung mình theo giòng thác, mất tích giữa giòng nước ồ ạt.
Từ chỗ chân nàng đứng, theo những giọt nước mắt rơi xuống, người ta về sau tìm thấy một loài hoa mới, với dáng dấp y hệt như đóa hoa trắng của anh tiều phu trẻ cứu người, chỉ khác màu đỏ thắm. Đóa hoa nở cạnh giòng thác, êm đềm, và dịu dàng, nhưng vẫn kiêu sa và vững vàng giữa trời gió cao nguyên và khí trời khắc nghiệt của cao nguyên.
Lạ hơn nữa, trong những ngày u uất nhất, người lữ khách vô tình soi bóng trên giòng nước, sẽ thấy bóng phản chiếu của những đóa hoa mang màu mắt long lanh, và bóng hình y hệt đôi mắt nàng công chúa. Từ đó hoa mang tên Cẩm Chướng, để tưởng nhớ hoài đến nàng công chúa chung thuỷ chờ chồng.

Sự tích hoa cẩm chướng có lẽ mang cùng một xuất phát, vì trong tiếng pháp, hoa cẩm chướng cũng mang cùng một cái tên "Oeillet"(đôi mắt). Huyền thoại Pháp cũng đã kể về một chuyện tình tương tự. Có thể đó cũng chỉ cùng một xuất xứ, một truyền thuyết? Như câu chuyện trong thánh kinh của mẹ. Maria.

Sự tích Hoa Tử Đinh Hương

http://daonhungdng.violet.vn/uploads/resources/blog/2113/hoa_tu_dinh_huong_500.jpg

Chuyện xẩy ra vào thời mà muôn loài đều vô cùng sợ hãi rồng và phù thuỷ. Cứ chiều chiều, khi gió bắt đầu thổi ù ù vào các ống máng đầu hồi, tức là lúc có dấu hiệu rồng sai phái mụ phù thuỷ gieo tai hoạ xuống đầu một người nào đó. Rồng vốn đam mê công chúa. Nhưng rồng thì nhiều mà công chúa lại hiếm. Thế nhưng, loại quỷ này lại không tha cả đám đàn bà, con gái dân thường.

Một đêm nọ, gió xộc vào nhà bà Pécxia. Chuyện gì sẽ xảy ra đây? rõ ràng là rồng đã đến quyến rũ bà mẹ có chín ngời con trai này. Song chẳng lẽ chín chàng trai cừ khôi kia lại không bảo vệ nổi mẹ?

Các chàng trai quy ước với nhau thế này: chỉ để một người ở nhà canh gác, còn tất cả phải đi làm việc. Các anh lớn thay nhaucầm gươm bảo vệ mẹ. Tám ngày liền trôi qua không gặp chuyện gì trắc trở. Rồi đến lượt chàng út ở nhà.

Chàng đứng ở cổng, canh chừng các ống máng đầu hồi nhà đã lâu không thấy có điều gì khả nghi, nhưng khi chàng định vào nhà ăn trưa thì nghe có tiếng cười vui vẻ ở ngoài vườn. Chàng vội ghé mắt nhìn... chuyện gì thế kia. Chàng thấy một cô gái xinh đẹp, trên ngực cài bông hoa Anh Túc đỏ thắm. Nàng chào mời chàng: "Hãy lại đây với em! Chỉ có điều xin chàng hãy cất gươm đi đã, em không thích loại vũ khí này!" Chàng trai liền rời tay gươm. Lập tức cô gái ré lên, gỡ bông hoa Anh Túc trên ngực đưa cho chàng trai mời chàng thởng thức hương thơm. Vốn bản tính trung thực, chàng trai vừa đưa bông hoa đỏ ối lên mũi thì lập tức thấy buồn ngủ quá rồi ngã lăn quay ra vườn. Chàng chỉ còn kịp nhận ra tiếng con rồng vừa gầm gào vừa lao đến cướp mẹ chàng bay lên cao. Còn cô gái xinh đẹp thì đã hoá thành mụ phù thuỷ nổi gió bay đi mất.

Chàng út thiếp đi một lát, lúc choàng tỉnh dậy chàng không biết nên làm gì và nên nói với các anh thế nào? Tốt nhất là nên đi tìm ngay hang rồng. Chàng dắt thanh gươm vào thắt lưng, bỏ vào túi ít lương khô rồi lên đường.

Chàng đi mãi, đi mãi, đến cuối ngày thì chàng gặp một cụ già có vẻ mệt mỏi đang ngồi bên đường, miệng lầm rầm cầu xin:

- Hãy thương người già, hỡi chàng trai, ta muốn xin chàng mẩu bánh mì!

- May mắn là con được gặp già - Chàng út đáp - Xin già hãy cho con biết, già có thấy con rồng mang mẹ con đi về hướng nào không?

Ông già cầm mẩu bánh mỳ, đoạn chỉ tay về hướng Nam. Chàng út rảo chân bước.

Chàng lại mải miết đi cho đến tận cuối ngày, và cũng thật lạ kỳ! - Chàng lại đến chỗ ông già đang ngồi. Ông già nói:

- Con ơi, con hãy đào hố và trồng cho ta một cây táo. Ta muốn ăn táo nhưng không còn sức trồng cây nữa.

Chàng út dùng gươm thoăn thoắt đào hố và trồng xuống đó một cái cây non. Rồi chàng xin chỉ đường cho chàng đi về hang rồng.
Ông già chỉ về hướng Bắc. Và chàng út lại cắm cúi đi cho đến cuối ngày. Thật lạ lùng quá, rốt cuộc chàng lại đến đúng chỗ ông già vẫn ngồi. Ông già khẩn khoản nhờ chàng hãy giết chết con rắn độc đang bò vào túp lều của ông, mà đêm đêm nó thường quấy rầy không cho ông chủ.

Chàng trai xông vào lều, dùng gươm chặt đứt đầu rắn. Chàng xin ông già đừng đánh lừa chàng nữa.

- Ta đã thử thách con ba lần về tính hào hiệp, lòng nhân hậu và thái độ dũng cảm. Con trai ạ, hãy đi về hướng Tây, chính hang rồng ở gần kề đó. Con sẽ phải chiến đấu sống mái với nó. Ta cho con một câu thần chú, giúp con biến hoá theo ý muốn của con. Có điều này phải nhớ: con chỉ có thể biến hoá thành dạng khác được hai lần, lần thứ ba con phải trở lại làm người ngay. Nếu lần thứ ba con biến thành cái gì đó thì con sẽ vĩnh viễn phải chịu số phận như vậy.

Chàng trai nhập tâm câu thần chú và đi về hướng Tây. Chàng cứ đi mãi cho đến khi nhìn thấy một ngọn lửa xanh leo lét trong đêm.

Chàng bóp chặt thanh gươm trong tay và bước về phía ngọn lửa. Nhưng chàng bị sa xuống một bãi lầy. Chàng thấy một người đàn bà lưng gù, trên vai vác một khúc gỗ nặng đi lại phía chàng. Ai thế kia? Phải chăng ngời đó là mẹ chàng?

Chàng trai lên tiếng gọi, song người đàn bà sợ hãi hét:

- Con ơi, con đến tìm mẹ ở đây mà làm gì! Không một ai sa chân vào cái đầm lầy này mà còn sống trở về! Thà chết một thân mẹ còn hơn là thấy con trở thành nô bộc cho Rồng!

- Không, mẹ ơi - chàng trai đáp - Vì con mà mẹ bị rồng cầm tù.

Nghĩa vụ của con lúc này là cứu mẹ. Mẹ hãy ngồi lên khúc gỗ già, con sẽ đọc một câu thần chú, con sẽ biến thành dòng sông đưa mẹ thoát khỏi chốn này.

Hai mẹ con làm đúng những điều đã bàn.

Nhưng khi phát hiện ra nữ nô tỳ Pécxia bỏ trốn, Rồng liền đuổi theo. Dòng sông cứ chảy mãi cho tới khi cập vào một bãi cát mà ở đó nước đã cạn kiệt.

- Mẹ ơi, con sẽ biến thành con ngựa, mẹ hãy cỡi lên lưng con và túm lấy bờm. Con sẽ đưa mẹ băng qua sa mạc cát này - chàng trai nói và biến ngay thành con tuấn mã khôn ngoan.

Ngựa tung bốn vó phi nước đại, Rồng đuổi theo sau, nhưng dọc đường ngựa lại gặp một cái hố vừa sâu vừa rộng chặn ngang.

- Con trai ơi, con phải trở lại làm người ngay và nấp dưới đáy hào này - Người mẹ van xin, song chàng út không chịu nghe.

- Mẹ có chín người con trai, nhưng chín người con chỉ có một mình mẹ - chàng trai đáp - Con sẽ biến thành khóm hoa rậm rạp chắn che, bảo vệ mẹ.

Chàng trai đọc câu thần chú, lập tức trên mặt hào mọc lên một bụi cây rậm có những bông hoa tím thơm ngát. Bà Pécxia vừa ẩn mình trong bụi cây thì đúng lúc con rồng phun lửa phì phì bay qua.

Ðó chính là loài hoa Tử Ðinh Hương Ba Tư. Hôm nay đây, loài hoa ấy đang làm đẹp cho biết bao mảnh vườn.

Sự tích Hoa Chua Me Đất

http://i181.photobucket.com/albums/x133/nmanhem/Linh%20tinh/medat_02.jpg

Ngày nào cũng phải ăn một thứ cỏ ba lá và gặm nhấm mãi vỏ cây hồ đào, Thỏ Côxôi chán ngấy lên rồi. Nó bèn mò vào vườn bắp cải mới trồng của một bác nông dân. Nhiều bắp cải non đã bị thỏ xơi gọn. Bỗng bác nông dân xuất hiện. Bác khoát tay nói:

- Côxôi ơi, - bác nông dân bảo con thỏ đã ăn no bụng và lúc này đang chùi mép - Ta và mi chưa có giao kèo gì với nhau cả. Ta trồng bắp cải đâu phải cho mi. Nếu như mi cứ ăn mãi như vậy thì ta sẽ trắng tay, mùa thu lấy gì mà làm dưa?

- Làm dưa ư? - Thỏ ngạc nhiên - Cải bắp cũng làm dưa được sao? Hẳn là phải ngon lắm nhỉ?

- Bây giờ chưa phải thời kỳ làm dưa. Tốt nhất mi đừng có đụng tới vườn rau của ta nữa, mùa đông tới, mi hãy lại đây, ta sẽ cho ăn dưa bắp cải.

Thỏ hứa là sẽ không phá vườn rau. Mùa hè, nói chung nó ít phải lo lắng, vì cỏ ba lá ngoài đồng rất sẵn, còn cỏ trên các cánh đồng cũng không hiếm. Nghĩ vậy, thỏ vẫy vẫy cái đuôi ngắn tũn một cách sung sướng.

Thế rồi mùa đông tới, thỏ tìm gặp lại bác nông dân để xin bắp cải muối dưa và đã được bác chiêu đãi một bữa luý tuý. Từ đó thành lệ, ngày nào thỏ cũng được ăn dưa bắp cải. Nhưng mới tới lễ Giáng sinh, toàn bộ số bắp cải muối trong thùng đã hết nhẵn, thế là mùa đông chưa qua, mà thức ăn trong nhà đã chẳng còn gì.

Thấm thoắt đã sang mùa xuân. Bác nông dân bảo thỏ:

- Thỏ ơi, ruộng nhà anh rộng hơn ruộng nhà tôi, vậy nên trồng bắp cải đi.

- Nhưng tôi không có cải giống - Thỏ buồn rầu đáp.

- Đến Riga mà mua. Mùa xuân nào tôi chẳng mua giống ở đó.

Bác nông dân tìm cách thoát khỏi thỏ. Thỏ kiếm đâu ra tiền để mua vé tàu? Nhưng chú thỏ này của chúng ta không đến nỗi ngốc nghếch, mặc dù đôi tai của nó ngắn hơn so với đôi tai của đồng loại. Nó hăm hở đứng ở nhà ga để chờ tàu và nó thấy bất kỳ ai đến nhà ga cũng đều bỏ tiền ra mua vé.

- Các bác định làm gì với những chiếc vé này? - Nó hỏi.

- Chúng tôi đến Riga - mọi người đáp.

- Thế lên tàu không có vé, được chứ? - Thỏ hồi hộp

- Không thể được

Thật chả ra sao! đành phải quay về thôi, không cần đến Riga, không cần mua bắp cải giống nữa. Nó ngồi xuống bên đường và lau nước mắt. Bỗng có tiếng thét kinh hoàng vang trên đầu nó: "Chó săn đấy!" Thỏ thấy lạnh toát ở chỗ đuôi, toan trốn chạy, song nó lại đứng ngây ra ở bên cột đèn. Và cũng thật lạ thay. Không phải là chó săn mà là những ngôi nhà nhỏ di động trên các bánh xe tiến về phía nhà ga, còn mọi người thì vội vã leo lên đó.

"Họ đến Riga đấy!" - Thỏ ngạc nhiên.

- Chúc lên đường may mắn! - Thỏ hét to khi tàu chuyển bánh.

"Gượm đã, mà vì sao ta lại không đến chơi Rừng Thú nhỉ?" - Thỏ nghĩ và nhảy luôn lên xe hoả, ngồi nghiêm chỉnh như Thượng đế. "Ê, ta muốn đến tận Riga cơ, đời thỏ của ta không còn gì hơn thế".

Và thế là thở cảm thấy vô cùng thú vị khi được ngồi trên tàu hoả, quên luôn cả ý định xuống chơi Rừng Thú. Còn đoàn tàu thì cứ từ từ tiến về phía nhà ga.

Tới nhà ga, Thỏ vội vã tìm quầy bán cây giống.

- Anh bạn trẻ cần gì? - Người bán hàng hỏi một cách lịch sự.

- Tôi cần cây bắp cải giống - Thỏ nhỏ nhẹ đáp.

- ở đây nhiều thứ cải giống lắm. Tôi có thể giới thiệu để anh mua cải bắp, súp lơ, cà rốt. Anh bạn trẻ muốn cà rốt nhé? Mùa hè có thể ăn lá, mùa đông thì gặm lõi bắp cải được đấy.

- Chị không có bắp cải giống nào khác nữa à? - Thỏ dè dặt hỏi.

- Không - Người bán hàng khoát tay.

- Tôi cần bắp cải muối dưa - Thỏ không giấu diếm nữa.

- Anh cần bắp cải muối dưa ư? - người bán hàng thốt lên với một giọng dễ nghe - Thứ đó chúng tôi vẫn thường cho không. - Vừa nói chị ta vừa lục trong túi giấy số bắp cải còn sót đưa cho thỏ và dặn thêm - Đưa về trồng, đợi đến Lễ Giáng sinh sẽ có dưa chua ăn.

Thỏ hí hửng trở về nhà. Nó đem trồng bắp cải ngay trên khu đất đồi ẩm ướt rồi tự ngồi canh gác để muông thú khỏi đến phá phách. Vợ thỏ cùng với lũ con suốt từ sáng đến tối ra sức tưới tắm cho bắp cải. Khi một cây cải ba lá bắt đầu cuốn, thỏ liền nhổ lên:

- Sói sẽ xé xác ta, nếu đây không phải là bắp cải muối dưa thật sự - Thỏ vừa nói vừa thong thả nhấm chiếc lá nhỏ xíu.

Giờ thì cả nhà thỏ không rời mắt khỏi vườn bắp cải, suốt mùa hè chúng được mặc sức thưởng thức cải muối dưa và luôn tấm tắc khen ngon.

Thỏ ta rất dương dương tự đắc. Nó mời từng người một tới nhà ăn cải bắp muối dưa và luôn mồm kể chuyện nó đã đến Riga mà không mua vé như thế nào.

Từ đó, cây bắp cải của thỏ được mang cái tên là Hoa Chua Me Đất còn những hành khách đi tàu không chịu mua vé, ấy là họ hàng nhà Thỏ.

Sự tích hoa Mào Gà

http://vnthuquan.net/diendan/upfiles/867/BDCAF002DB9E49E0B548516796EC2E22.jpg

Ngày xưa, chú gà nào cũng có một cái mào đỏ rất đẹp như mào các chú gà trống bây giờ. Một buổi sớm, gà Mơ soi mình trong vũng nước và sung sướng thấy cái mào rực rỡ nằm trên đỉnh đầu của mình như một chùm hoa đỏ rực. Gà Mơ khoan khoái đập cánh và hát bài hát quen thuộc của họ nhà gà : “Cục ta cục tác, mào ta đã mọc, cục ta cục tác, mào ta đã mọc”.

Mọi vật quay qua nhìn gà Mơ và cùng xuýt xoa: “Chiếc mào mới xinh xắn làm sao, trông Gà Mơ thật đáng yêu”. Gà Mơ đi tung tăng khắp nơi kiếm mồi. Nó đến bên bể nước và nghe có tiếng khóc ti tỉ. Nó dừng lại nghiêng đầu, chớp chớp đôi mắt và lắng tai nghe. Thì ra, đó là một cây màu đỏ tía đang tấm tức khóc một mình. Gà Mơ đang vui sướng, thấy bạn buồn, Mơ bỗng bối rối. Nó vội vàng chạy đến khẽ hỏi:

- Bạn sao thế?

Cây rơi hạt nước mắt trong suốt như hạt sương xuống gốc và sụt sịt bảo:

- Các cây quanh đây, cây nào cũng có hoa mà chỉ mỗi mình tôi là không có hoa.

Chưa nói dứt câu, cây lại bật khóc, nước mắt cứ rơi xuống thánh thót. Gà Mơ an ủi bao nhiêu cũng không làm cây nín. Gà Mơ nghĩ một lúc rồi quyết định:

- Tôi cho bạn bông hoa đỏ trên đầu tôi nhé.

Cây sung sướng vẫy là rối rít:

- Thế bạn cho tôi thật nhé ! Cám ơn bạn!

Sáng hôm sau, mọi người ngạc nhiên khi thấy chiếc mào đẹp đẽ của gà Mơ biến đâu mất. Còn cái cây bên bể nước thì lại nở một chùm hoa rực rỡ y hệt chiếc mào của Gà Mơ.

Cây hoa sung sướng vươn mình đón ánh mặt trời nhuộm cho bông hoa thêm đỏ thắm. Cây khe khẽ kể cho mọi người nghe câu chuyện về lòng tốt của Gà Mơ. Thế là mọi người gọi cây đó là cây hoa mào gà.

Trên đầu Gà Mơ bây giờ cũng nhú lên một chiếc mào mới nho nhỏ, xinh xinh rồi đấy.

===

Cây hoa mào gà (Celosia cristata) thuộc họ Dền. Thân nhẵn, cao 30-70cm, lá mọc lệch có cuống, lá có các loại màu đỏ sẫm, xanh, xanh vàng, xanh đỏ, hoa mọc tập trung ở đỉnh như mào gà.

Hạt màu đen tím. Màu hoa cũng rất nhiều loại, thường gặp là màu ngọn lửa, còn có các màu khác như tím, vàng da cam, trắng, vàng đỏ. Cây hoa mào gà được trồng nơi đình chùa, loại nhỏ trồng vào chậu .Hoa mào gà nguyên sản ở Ấn Độ. Chúng ưa nóng, không chịu rét, sinh trưởng trong môi trưởng không khí khô, đủ ánh sáng, đất cát, nhiều mùn. Nhân giống loài cây này thường dùng phương pháp gieo hạt. Trước đó 1 năm chọn bông hoa to, đẹp lấy hạt trong lông nhung, hong khô cất trữ, đến tháng 4-5 bắt đầu gieo. Thời gian gieo hạt nên chọn lúc nhiệt độ 20-25độ C. Trước khi gieo hạt cần phun một lần nước và bón một ít phân lên luống, sau 1-2 ngày.

Sau khi gieo phủ lên một lớp đất mìn mỏng 2-3mm, rồi phủ chiếu hoặc cỏ che nắng; trong 2 tuần không tưới nước để tránh trọi cây con. Nếu đất quá khô có thể dùng vòi phun phun lên một ít nước, sau 1 tuần hạt nảy mẩm, bỏ hết vật che phủ, chờ khi cây mọc được 3 lá thật tiến hành tỉa thưa (nhổ cây con để cự ly 3-4cm), khi cây có 6cm tiến hành chuyển cây cấy, vào tháng 6 thì cây ổn định.

Sự tích Hoa Linh Lan và Hoa Trái Tim

http://album.vuilen.com/data/725/medium/resize_of_hoa_chuong2.jpg

Thời xa xa có một chàng Gù bất hạnh, sống đơn độc, không biết cha mẹ mình là ai, anh em thân thuộc cũng không có, chẳng ai coi chàng là bạn. Ðối với tình yêu, chàng chỉ biết qua sách vở. Chàng mang máng hiểu rằng tình yêu cũng giống như một hơi thở nhẹ luôn ve vuốt trái tim, hoặc như ngọn lửa thiêu cháy nó, rằng tình yêu có thể nâng con người lên chín tầng mây, và cũng có thể quăng họ xuống địa ngục.

Chàng Gù còn tin ràng dù là hơi thở nhẹ hay sức nóng của lửa cũng không thể làm lay chuyển được con tim đau đớn đang đập loạn lên của chàng.

Ai có thể đem lòng yêu một con người như vậy, một khi trên đời này còn có biết bao chàng trai tuấn tú và khôn ngoan khác? Vả lại, làm sao chàng có thể yêu được một người khác giới khi chàng mang trái tim như vậy trong lồng ngực? Không, trái tim chàng chỉ biết căm ghét, đố kỵ; đôi môi chàng chỉ quen mấp máy một số từ thô thiển; cặp mắt ti hí của chàng không nhìn rõ được, dù là một tia nắng dịu dàng hay một ánh trăng mỏng mảnh; đôi mắt ấy lúc nào cũng chỉ nhìn xuống và chỉ thấy toàn những thứ thối tha, nhơ nhuốc; cái mũi nhọn hoắt của chàng không thể phân biệt được những điều kỳ diệu trong hương thơm của các loài hoa, mà chỉ biết đánh hơi được mùi hôi thối của xác súc vật và lá cây rữa nát.
Chàng bị người đời xem thờng và xa lánh.

Thế rồi một hôm, thật tình cờ, chàng nhìn thấy công chúa Rôda đang dạo chơi trên công viên.

Mọi người dừng lại, ngã mũ chào nàng, chỉ có chàng là cứ lóng nga lóng ngóng, cặp mắt hấp háy, không sao hiểu được trên đời này lại có thể có một người đẹp nhường kia. Cặp má hồng, đôi mắt nâu, đôi môi đỏ thắm cùng với tấm thân tròn lẳn tràn đầy sức sống của nàng, khiến những ai được gặp nàng cũng đều cảm thấy lòng thanh thản, nhẹ nhõm. Nhiều cụ già đã vượt qua những chặng đường xa lắc, lắm chông gai để mong được gặp nàng, dù chỉ là một lần, và lúc ra về thấy đời như trẻ lại.

Rôda đáp lại sự ngưỡng mộ của mọi người bằng một nụ cười thật cởi mở và chân tình. Chỉ có một người không cất tiếng chào nàng, không ngã mũ, đó là chàng Gù gầy gò, xấu xí đứng bên vệ đường nheo mắt nhìn công chúa đang nhẹ nhàng bước. Ðối với Rôda, đấy là cả một sự lạ và rất khác thường. Nàng bèn dừng lại và nhìn sâu và cặp mắt không mấy thiện chí của chàng Gù. Con người khốn khó này sao cô đơn và đáng thương làm vậy! Rôda cảm thấy thương chàng vô hạn, và đã ban tặng cho chàng nụ cười ấm áp nhất của mình.

Chỉ sau khoảnh khắc ấy thôi, cuộc đời chàng Gù bỗng thay đổi hẳn! Bây giờ, cặp mắt chàng luôn ngước nhìn lên, chàng đã thấy những bông hoa Tử Ðinh Hương tím nhạt và trắng xoá khoe sắc màu sặc sỡ, những bông hoa Sơn Trà đỏ tươi đang nở hết cỡ, và những đám cây tuyệt diệu có những tán lá lung linh giọt mặt trời. Những hơi gió nhẹ đem theo những làn hương kỳ diệu cứ phả mãi vào mặt chàng! Và đây, ngay bên mép đường, những bông hoa tim tím đã mọc lên. Vì sao những bông hoa nhỏ xíu này lại có đủ sức cảm hoá làm vui lòng người qua đường như vậy?

Chàng Gù bối rối, không thể hiểu được vì sao cặp mắt nhìn cũng như đôi tai nghe của chàng lại thay đổi như vậy, và sao bỗng nhiên giờ đây chàng lại biết yêu vẻ đẹp của thế giới quanh chàng "Biết hỏi ai bây giờ" - Chàng tự hỏi.

- Hãy hỏi ta đây này! - trái tim đáp.

- Ôi, trái tim của ta, mi chỉ là kẻ bất hạnh, lúc nào cũng u tối như màn đêm vậy, mi có thể giải đáp được gì cho ta, chàng Gù cằn nhằn.

- Ta đang cảm thấy đời thật là vui, bởi lẽ lúc này, ta mới hiểu cái gì, đã khiến hoa phải nở, giục giã chim phải hót; ta hiểu rằng cái gì đã mở cặp mắt và tai nghe của chàng! - Trái tim điềm tĩnh nói.

- Vậy là cái gì? Hãy nói ta nghe chàng Gù dò hỏi.

- Cái đó là tình yêu. Tình yêu vừa dịu dàng vừa khắc nghiệt, vừa êm đềm vừa sóng gió, vừa ấm áp vừa dữ dội! Chính vì chàng đang yêu! Chàng đã yêu công chúa Rôda!

- Yêu công chúa Rôda ? - Chàng Gù sợ hãi - Ta mà dám cả gan phải lòng công chúa Rôda!

- Ai có thể ngăn cấm chàng yêu công chúa Rôda được? - Trái tim tranh cãi với chàng - Sáng sáng, chàng hãy đến đây, như mọi người, chàng hãy chào nàng đi.

Chàng Gù nghe lời khuyên của chàng trái tim. Ngày lại ngày, chàng đến gặp Rôda, khi nàng đến gần, chàng cúi đầu xuống chào vẻ lịch thiệp. Nàng đi rồi, gương mặt chàng như được ve vuốt bởi một hơi thở nhẹ.

Và thời kỳ tuyệt diệu nhất trong đời chàng đã tới. Vì sao chàng lại có đủ sức mạnh để tàn đêm, tận ngày ngồi đập từng tảng đá? Vì sao chàng lại có thể cao giọng hát đua cùng Sơn Ca và Hoạ Mi? Chàng Gù không hiểu Sơn Ca và Hoạ Mi hót gì, còn chàng, chàng chỉ hát về Rôda, về sắc đẹp của nàng và về tình yêu của mình thôi.

Chàng Gù bất hạnh đâu hiểu được rằng, cơn bão bất thần có thể đổ sập xuống đầu chàng bất kỳ lúc nào! Quả nhiên, cơn bão đã bất thần ập đến thật. ấy là vào một buổi sáng, khi chàng tới công viên để được ngắm công chúa, để được hưởng không khí trong lành; chàng đã thấy thành phố được trang hoàng lộng lẫy, phố xá đông nghẹt những người. Người nào cũng mang nhạc cụ, chỉ có một cô gái nhỏ nhắn là cầm trên tay một cái chuông con: Cô gái ấy tên là Maia bất hạnh, chuyên nghề chăn súc vật. Nàng không tìm đâu được đàn và sáo, nàng đành lấy cái chuông trên cổ một con dê là nhạc cụ. Nàng muốn bộc lộ, niềm vui của mình trong ngày hội trang trọng này.

Lúc đó chàng Gù hỏi một người gặp trên đường xem thành phố được trang hoàng đẹp như vậy để đón mừng ai, và vì sao phố xá lại đông người đến thế.

Người qua đường đáp:

- Chàng từ đâu đến mà không biết hôm nay là ngày công chúa của chúng tôi sẽ đi lấy chồng?

- Công chúa ? Công chúa nào? - Chàng Gù lúng túng lắp bắp.

- Chẳng nhẽ chàng không biết thành phố chúng tôi chỉ có một công chúa, đó là nàng Rôda sao?

Chàng Gù khuỵu ngay xuống đống đá lạnh lẽo, nhưng rồi chàng vụt đứng dậy, bởi vì chàng có cảm giác như vừa bị ngã vào một bếp lửa đang cháy hừng hực. Như kẻ bị bỏng lửa, chàng chạy như bay về phía công viên, nơi mà ngày nào chàng cũng được gặp Rôda.

- Rôda của ta! Rôda của ta!

Chàng vừa hét to vừa cảm thấy trái tim mình đang bốc lên một ngọn lửa hừng hực và những giọt nước mắt chảy thành suối trên hai gò má chàng cũng không thể dập tắt nổi.

Dân chúng hoan hỉ đón chào Công Chúa và Hoàng Tử xứ lạ; cặp trai tài gái sắc ấy đang ban phát cho đám thần dân của họ những nụ cười ấm áp. Say sưa với hạnh phúc, họ đâu có ngạc nhiên khi thấy một chàng Gù lách qua đám đông tới quỳ mọp dới chân công chúa Rôda, miệng lảm nhảm cầu xin:

- Rôda ơi, em là của ta cả mà! Hãy tống cỏ kẻ lạ mặt này đi và hãy theo ta!

- Thằng điên! Dân chúng hét to - Mi không biết thế nào là liêm sỉ khi xuất hiện trước mặt nàng công chúa Rôda trong bộ quần áo rách rưới thế kia ?

- Ta đã tìm được người ta yêu.

- Tốt nhất là nên cầu hôn cái chổi ấy!

Ðám đông giận dữ đứng che lấp hẳn chàng Gù. Dù có răn đe, dù có nhạo báng cũng không làm chàng tỉnh lại được.

Ngọn lửa tình yêu đã khiến chàng dần trở nên mù quáng, mất hết lý trí. Chàng rút con dao găm từ trong vạt áo ra và đâm thẳng vào trái tim công chúa.

Mọi người cúi gằm mặt xuống, vẻ đau buồn. Khi ngước mắt lên, ai nấy đều ngạc nhiên trước một tiếng kêu sửng sốt. Từ mảnh đất thấm đầy máu, mọc lên một bông hoa thanh cao có những cái cánh nhỏ màu đỏ lửa tỏa hương thơm. Nhưng nếu ai cố tình chạm vào nó thì sẽ bị những cái gai sắc như mũi dao đâm vào tay đau nhói.

- Ðây là Rôda của chúng ta, - Dân chúng bàn tán - ngay cả sau khi đã chết rồi, nàng vẫn gửi lại cho chúng ta niềm vui sáng láng.

Theo luật pháp xứ này, hung thủ giết người tình của mình chỉ về ghen tuông sẽ bị loại trừ ra khỏi cộng đồng, do vậy chàng Gù phải lưu đày lên một vùng núi hẻo lánh, kéo theo sau là những cơn mưa đá và những lời nguyền rủa.

Từ đó không ai thấy chàng Gù nữa. Mãi đến mùa Xuân năm sau, Maia, cô gái chăn cừu nhỏ nhắn trong lúc đi tìm chú dê con bị lạc bầy, đã phát hiện dưới chân núi một trái tim bị nứt nẻ.

Cô gái bỗng nhớ tới chàng Gù bất hạnh đã chết vì tình yêu điên dại, nàng bèn cúi xuống trước trái tim ta vỡ và khóc nức nở, vì nàng cũng là kẻ đơn độc, không được yêu.

Thật là kỳ lạ, những giọt nước mắt của Maia cứ thấm sâu vào tng đá, và ngay trên chỗ đó mọc lên hai bông hoa, một bông có những cái cánh nho nhỏ màu hồng quấn quanh thân cành giống như những trái tim nhỏ xíu bị nứt nẻ;
còn bông kia thì nở ra những cái chuông nhỏ màu trắng treo lửng lẳng trên cành hệt như những giọt nước mắt trong suốt.

Sau này, con ngời đã đem những bông hoa đó vào trồng trong vườn và gọi bông hoa màu hồng là hoa Trái Tim Tan Vỡ, còn bông hoa màu trắng là Hoa Linh Lan.
http://www.vantholacviet.org/FilesUpload/Image/Hoa/HoaTigon.jpg

Sự tích hoa Cỏ May

http://files.myopera.com/ruamat/blog/comay.jpg

Ngày xửa ngày xưa, tại một ngôi làng nọ có đôi trai gái yêu nhau rất thắm thiết. Nàng xinh đẹp, là con gái của một gia đình giàu có, một tiểu thư khuê các, còn chàng chỉ là anh đốn củi nghèo, mồ côi sống trong túp lều tranh xơ xác.
Có không ít những người môn đăng hộ đối muốn cùng nàng “kết tóc xe tơ”, nhưng nàng chẳng cảm mến ai, vì trọn con tim đã gửi cho chàng trai chăm chỉ, thật thà, tốt bụng.

Mối tình của họ không được chấp thuận, bố mẹ nàng đuổi chàng ra khỏi làng. Vì quá yêu nhau, họ bàn bạc đi đến một nơi thật xa, nơi không ai biết để cùng làm ăn sinh sống. Chàng sẽ cày cuốc thuê, nàng ở nhà trồng rau, dệt vải. Họ chấp nhận cơ cực để được sống bên nhau trọn đời.

Nhưng cuộc sống cơ cực đã biến nàng từ một tiểu thư khuê các thành người đàn bà lam lũ. Nhìn người vợ trẻ rất mực yêu quý phải vất vả đầu tắt mặt tối, chàng không an lòng.

Hàng đêm chàng tự dày vò, trách cứ bản thân đã không đem lại được cuộc sống đầy đủ cho vợ. Nỗi day dứt khiến chàng quyết chí ra đi làm giàu. Chàng để chút vốn liếng ít ỏi còn lại đỡ đần người vợ trẻ rồi ra đi, hẹn một năm sau trở về với cuộc sống đầy đủ, khá giả hơn.

Người con gái ở nhà dệt đan, trồng rau, nuôi trong mình niềm tin, niềm hy vọng mãnh liệt chàng sẽ trở về. Một năm, hai năm, rồi ba năm…thời gian cứ đằng đẵng trôi đi, nàng vẫn không nhận được tin tức của chồng. Nỗi nhớ nhung cùng niềm mong mỏi làm nàng ngày càng trở nên xơ xác, héo hon. Tình yêu, niềm tin vào người chồng thật thà, tốt bụng khiến nàng quyết định đi tìm chàng với ước mong về một ngày mai đoàn tụ.

Nàng ra đi, đi đến đâu cũng hỏi về tung tích người chồng yêu quý. Biển người mênh mông bao nhiêu, đất trời rộng lớn bao nhiêu cũng không làm người con gái ấy nản lòng. Tình yêu vẫn luôn thường trực và bùng cháy trong sâu thẳm trái tim, một trái tim khát khao kiếm tìm hạnh phúc.

Thế nhưng tình yêu, niềm tin và hy vọng của nàng cuối cùng chỉ đổi lại bằng những cái lắc đầu, xua tay. Nàng cứ đi, đi mãi, cho đến một ngày mệt quá xỉu lúc nào không hay. Nàng nằm xuống, trong lòng vẫn đau đáu nỗi niềm chờ mong, hy vọng.

Cảm kích trước tình yêu son sắt thủy chung của người vợ trẻ, sau khi nàng chết, Ngọc Hoàng đã hóa phép biến nàng thành một loài hoa cỏ, loài hoa cỏ màu tím bàng bạc, có sức sống mãnh liệt giống như tình yêu thủy chung của nàng.

Chị gió tốt bụng cảm động trước tấm chân tình của người con gái đã đem loài hoa cỏ ấy đi khắp mọi nơi trên các nẻo đường gần xa.

Dù cho người con gái ấy không còn nữa, nhưng tình yêu của nàng thì bất diệt cùng tháng năm, để rồi mỗi lần có khách đi đường ngang qua, nàng vẫn cố gắng níu bám vạt áo họ để hỏi thăm tin tức về chồng.

Hoa cỏ may sắc nhọn, nhức nhối một nỗi niềm đau của tình yêu trong xa cách.

Sự tích Hoa Trà

http://i31.photobucket.com/albums/c352/bichdao1902/Dalat/HoaTrami.jpg

Còn được biết đến dưới tên gọi Hoa - hồng - Nhặt Bản, hoa trà là một trong những loài hoa dễ thương nhất từng du nhập vào Bắc Mỹ. Trong ngôn ngữ của loài hoa, hoa trà mang ý nghĩa là "sự duyên dáng nhất" cũng như là "Trái tim anh đã thuộc về em". Được đưa vào Châu Âu từ năm 1639 bởi một thầy tu dòng Tên Joseph Kamel, nên hoa trà có tên từ nguồn gốc của tên người này. Tiếc rằng dù có vẻ đẹp duyên dáng tuyệt vời nhưng hoa trà lại không có hương!

Ở Đà Lạt, hoa trà mi (Camellia japonica, họ Theaceae) có 2 giống mang 2 màu khác nhau: trắng và đỏ. Cánh hoa rất mảnh khảnh. Hoa kép, giống như hoa chè. So với các loài hoa khác, hoa trà mi không đẹp lắm nhưng được biết đến nhiều qua các câu thơ trong truyện Kiều:

"Tiếc thay một đóa trà mi,
Con ong đã tỏ đường đi, lối về!
Chim hôm thoi thóp về rừng.
Đóa trà mi đã ngậm trăng nửa vành" và tên một quyển tiểu thuyết nổi tiếng của Alexandre Dumas con: Trà hoa nữ (La dame aux camélias).